TXQTKD01- Quản trị chiến lược-one43

¡Supera tus tareas y exámenes ahora con Quizwiz!

Năng lực vượt trội thường có đặc điểm:

---- khó sao chép, bắt chước và rất ít khi được chuyển giao. Vì: Năng lực vượt trội thường có đặc điểm là: khó xây dựng và duy trì, khó sao chép và bắt chước, cũng như khó có thể mua được. Tham khảo: Mục 3.2.2.2. Năng lực vượt trội (BG, tr.46). ---- Quá trình đầu tư nguồn lực, thời gian và chi phí. Vì: Năng lực vượt trội là quá trình doanh nghiệp đầu tư nguồn lực, thời gian và chi phí (cả chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội) để tạo lập và duy trì. Tham khảo: Mục 3.2.2.2. Năng lực vượt trội (BG, tr.46).

Sáng tạo tầm nhìn chiến lược phải đảm bảo được yêu cầu nào sau đây:

---Tạo ra sự tập trung về nguồn lực -- Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Vì: Tầm nhìn cần được truyền thông cho mọi người trong doanh nghiệp và thực hiện, do vậy cần đơn giản, rõ dàng và dễ hiểu. Tham khảo: Mục 1.4.2. Tầm nhìn (BG, tr.15).

Thị phần kem đánh răng P/S trên thị trường Việt Nam là 15%, thị phần của đối thủ lớn nhất Colgate cũng trên thị trường này là 30%; vậy thị phần tương đối của P/S là:

0.5

Phân tích môi trường kinh doanh thuộc bước thứ mấy trong quy trình hoạch định chiến lược?

2 và 3. Vì: Căn cứ theo mô hình quản trị chiến lược tổng quát. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Hình thức liên doanh phổ biến nhất là:

50/50

Việc lựa chọn chiến lược để thực hiện mục tiêu của tổ chức là một phần thuộc chức năng:

: hoạch định. Vì: Theo mô hình quản trị chiến lược tổng quát, nội dung cuối cùng của giai đoạn hoạch định là ra quyết định và lựa chọn chiến lược. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp nhà nước là nhân tố thuộc nhóm lực lượng nào?

Chính trị

Áp lực từ khách hàng lên doanh nghiệp sẽ giảm đi trong trường hợp nào dưới đây?

Chi phí chuyển đổi của người mua là rất lớn. Vì: Khi chi phí chuyển đổi của người mua là rất lớn thì họ thường gắn bó với doanh nghiệp thay vì lựa chọn nhà cung cấp khác. Tham khảo: Mục 2.3.2. Phân tích sức ép từ khách hàng (BG, tr.32).

Sức ép của các nhà cung cấp giảm nếu:

Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp

Chiến lược nhằm cung cấp các sản phẩm với mức giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh được gọi là chiến lược

Chi phí thấp

Doanh nghiệp của một nước giành được lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định nếu họ có được những loại yếu tố sản xuất cụ thể với:

Chi phí thấp hoặc chất lượng cao đặc biệt ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh

Chiến lược tìm kiếm gia tăng thị phần cho các sản phẩm & dịch vụ hiện tại trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực Marketing là:

Chiến lược xâm nhập thị trường

Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố cấu thành nên chiến lược của doanh nghiệp?

Chiến lược của đối thủ canh tranh tiềm ẩn. Vì: Các nhân tố cấu thành nên chiến lược bao gồm: định hướng phát triển, lĩnh vực kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn lực. Tham khảo: Mục 1.1.1. Quan niệm về chiến lược trong doanh nghiệp (BG, tr.3).

Việc kiểm soát hoặc sở hữu các hoạt động mới trong phân phối sản phẩm được gọi là chiến lược:

Chiến lược tích hợp phía trước

Nhân tố nào dưới đây không thuộc môi trường văn hóa - xã hội?

Chu kỳ kinh tế. Vì: Chu kỳ kinh tế thuộc môi trường kinh tế, 3 phương án còn lại thuộc môi trường văn hóa, xã hội. Tham khảo: Mục 2.2.3. Môi trường văn hóa - xã hội (BG, tr.27).

Có ít đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập ngành kinh doanh nếu:

Chính phủ hạn chế việc thành lập doanh nghiệp mới trong ngành

Cường độ và mức độ cạnh tranh trong một ngành sản xuất phụ thuộc vào những yếu tố nào dưới đây?

Cấu trúc ngành, tình trạng cầu của ngành và rào cản rút lui khỏi ngành. Vì: Cường độ và mức độ cạnh tranh trong một ngành sản xuất phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trên. Tham khảo: Mục 2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại (BG, tr.31).

Tầm nhìn chiến lược trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

Doanh nghiệp sẽ đi đâu về đâu? Vì: Tầm nhìn là một hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng độc đáo và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành. Tham khảo: Mục 1.4.3. Tuyên bố sứ mệnh (BG, tr.16).

Chiến lược cấp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi nào dưới đây?

Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển như thế nào trong tương lai? Vì: Đây là cấp chiến lược cao nhất trong doanh nghiệp, tác động, chi phối các cấp ở dưới. Tham khảo: Mục 1.4.1. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp (BG, tr.14).

Theo ma trận BCG, một SBU có các sản phẩm trong một ngành hấp dẫn nhưng lại có thị phần tương đối thấp thì nằm trong ô:

Dấu hỏi

Hoạt động nào sau đây trong mô hình chuỗi giá trị thuộc nhóm hoạt động cơ bản?

Dịch vụ khách hàng

Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài thuộc giai đoạn nào của quản trị chiến lược:

Hoạch định chiến lược

Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài thuộc giai đoạn nào của quản trị chiến lược?

Hoạch định chiến lược

Vai trò của mô hình viên kim cương là:

Hướng dẫn các doanh nghiệp xác định cần dựa vào các yếu tố cạnh tranh quốc gia nào để tạo lập lợi thế cạnh tranh quốc tế

Trường phái định vị thuộc giai đoạn phát triển nào của quản trị chiến lược?

Hướng về tổ chức ngành

Khi triển khai các hoạt động kinh doanh quốc tế, thì các doanh nghiệp luôn phải quan tâm tới việc phù hợp được hai vấn đề, đó là:

Khả năng tích hợp nguồn lực ở quy mô toàn cầu và mức độ thích ứng nhu cầu địa phương.

Những nội dung nào sau đây không thuộc giai đoạn hoạch định chiến lược?

Kiểm tra, kiểm soát quá trình hành động. Vì: Kiểm soát chiến lược là giai đoạn thứ 3 của qui trình quản trị chiến lược tổng quát. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Theo Henderson "Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành động để phát triển và kết hợp điều gì của tổ chức?

Lợi thế cạnh tranh. Vì: Không thể cùng tồn tại hai đối thủ cạnh tranh nếu cách kinh doanh của họ giống hệt nhau. Cần phải tạo ra sự khác biệt mới có thể tồn tại. Tham khảo: Mục 1.1.1. Quan niệm về chiến lược trong doanh nghiệp (BG, tr.3).

Lực lượng nào dưới đây không thuộc mô hình "Các lực lượng điều tiết cạnh tranh"?

Lực lượng kinh tế. Vì: Lực lượng kinh tế không thuộc mô hình "Các lực lượng điều tiết cạnh tranh". Tham khảo: Mục 2.3. Phân tích môi trường ngành (BG, tr.30).

Quản trị chiến lược được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu nào của tổ chức?

Mục tiêu dài hạn.

Trong chuỗi giá trị của M. Porter, hoạt động nào dưới đây thuộc nhóm hoạt động hỗ trợ?

Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất

Trong chuỗi giá trị của M.Porter, hoạt động nào dưới đây thuộc nhóm hoạt động hỗ trợ?

Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất. Vì: Mua nguyên vật liệu, dịch vụ sau bán hàng, phân phối sản phẩm thuộc nhóm hoạt động cơ bản. Tham khảo: Mục 3.5.2.2. Các hoạt động hỗ trợ (BG, tr.72).

Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp bao gồm:

Nguồn lực vật chất

Vai trò hoạch định chiến lược của doanh nghiệp ít quan trọng đối với đối tượng nào nhất?

Nhà cung cấp. Vì: Tất cả các cấp đều phải tham gia trong quá trình thiết lập một chiến lược hiệu quả cho doanh nghiệp trừ nhà cung cấp. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Điều nào sau đây không đúng về KFS?

Nhân tố tác động không đáng kể

Mô hình 7S của Mc Kinsey cho phép:

Nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chiến lược

Chiến lược xuất khẩu thường được lựa chọn bởi các doanh nghiệp sở hữu những nguồn lợi thế cạnh tranh quốc gia mạnh nhưng:

Năng lực kết hợp các hoạt động yếu hoặc không có khả năng mang lại các giá trị gia tăng mới cho khách hàng.

Công suất của phân xưởng sản xuất sản phẩm A của công ty đạt công suất 30 tấn/1ngày là:

Năng lực sản xuất

Mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh tăng lên khi

Năng lực sản xuất trong ngành dư thừa

Năng lực vượt trội là:

Năng lực tốt nhất trong nội bộ doanh nghiệp. Vì: Năng lực vượt trội là những năng lực đặc biệt được chọn lọc từ các năng lực cốt lõi mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh, nó cho phép tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững. Tham khảo: Mục 3.2.2.2. Năng lực vượt trội (BG, tr.46).

Giai đoạn hoạch định chiến lược không bao gồm các hoạt động nào sau đây:

Phân bổ nguồn lực

Giai đoạn hoạch định chiến lược không bao gồm các hoạt động nào sau đây?

Phân bổ nguồn lực. Vì: Phân bổ nguồn lực thuộc giai đoạn thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Nhân tố nào dưới đây thuộc nhóm lực lượng công nghệ?

Quan điểm về chuyển giao kỹ thuật

Nhân tố nào dưới đây thuộc môi trường công nghệ?

Quan điểm về chuyển giao kỹ thuật. Vì: Chuyển giao kỹ thuật là nhân tố của môi trường công nghệ, phản ánh khả năng sở hữu các sản phẩm công nghệ không có khả năng chế tạo. Tham khảo: Mục 2.2.4. Môi trường công nghệ (BG, tr.28)

Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động phụ trợ?

Quảng cáo. Vì: Quảng cáo là hoạt động thuộc marketing và bán hàng. Tham khảo: Mục 3.5.2.2. Các hoạt động hỗ trợ (BG, tr.72).

Chiến lược xuyên quốc gia cho phép tận dụng tối đa lợi thế theo quy mô nhờ:

Sản xuất và thiêt kế được tập trung tại một khu vực

Nhu cầu địa phương khác biệt đòi hỏi các doanh nghiệp nỗ lực gia tăng:

Sự biến đổi sản phẩm dịch vụ phù hợp với địa phương

Tính nhất quán của mục tiêu chiến lược thể hiện?

Sự thống nhất giữa các mục tiêu chiến lược

Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa là gì?

Sự trung thành của khách hàng dễ mất đi

Nhân tố nào dưới đây thuộc môi trường chính trị?

Sự ổn định chính trị, nhất quán về chính sách. Vì: Sự ổn định chính trị, nhất quán về chính sách thuộc môi trường chính trị. Tham khảo: Mục 2.2.1. Môi trường chính trị (BG, tr.25).

Trong những ngành mà tính cạnh tranh thể hiện trên phạm vi toàn cầu thì chìa khóa cho sự thành công là ______ ở quy mô toàn cầu:

Thị phần

Trong khung đánh giá chiến lược, sau khi đo lường kết quả của tổ chức, so sánh tiến trình kế hoạch với hiện tại theo hướng đáp ứng những mục tiêu đã chọn, nếu những khác biệt quan trọng không xảy ra thì:

Tiếp tục quá trình thực hiện

Quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là một quy trình thế nào?

Tuần hoàn liên tục. Vì: Giai đoạn kết kiểm tra và đánh giá chiến lược có bao hàm cả nội dung phân tích môi trường bên trong và bên ngoài và bắt đầu một chiến lược mới. Tham khảo: Mục 1.2.2. Các giai đoạn quản trị chiến lược (BG, tr.6).

Việc doanh nghiệp A (chuyên kinh doanh nhà hàng) nắm quyền chi phối doanh nghiệp B (chuyên kinh doanh các loại rau sạch) được là chiến lược:

Tích hợp về phía sau

Cạnh tranh trong ngành trở nên rất mạnh trong giai đoạn nào của chu kỳ sống?

Tăng trưởng

Ưu điểm của chiến lược đa dạng hóa là:

Tất cả các đáp án đã nêu đều đúng

Hoạt động quản trị hệ thống thông tin, trang thiết bị máy móc thuộc hoạt động nào trong chuỗi giá trị?

Xây dựng cơ sở hạ tầng tổ chức

Xây dựng mục tiêu chiến lược không cần đáp ứng yêu cầu về tính:

bền vững. Vì: Các yêu cầu khi xây dựng mục tiêu chiến lược SMART. Tham khảo: Mục 1.4.5. Mục tiêu (BG, tr.16).

Nhân tố nào dưới đây không thuộc môi trường kinh tế?

chu kỳ công nghệ/ngành kinh doanh. Vì: Chu kỳ công nghệ/ngành kinh doanh thuộc môi trường công nghệ. Tham khảo: Mục 2.2.2. Môi trường kinh tế (BG, tr.26).

Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố như:

chính trị - luật pháp; kinh tế - công nghệ; văn hoá - xã hội. Vì: Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố như chính trị - luật pháp; kinh tế - công nghệ; văn hoá - xã hội. Tham khảo: Mục 2.1.2. Các cấp độ phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp (BG, tr.24).

Các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp là:

chỉ số mà doanh nghiệp phải đạt được trong từng năm, góp phần hoàn thành mục tiêu dài hạn. Vì: Mục tiêu thường niên là những kết quả mà doanh nghiệp thực hiện trong thời gian dưới 1 năm. Tham khảo: Mục 1.4.5. Mục tiêu (BG, tr.16).

Các doanh nghiệp trong cùng một ngành kinh doanh cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ:

cùng thỏa mãn một nhu cầu chung của khách hàng. Vì: Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống nhau cho khách hàng được xếp vào một ngành. Tham khảo: Mục 2.3. Phân tích môi trường ngành (BG, tr.30)

Phân tích môi trường bên ngoài xác định:

cơ hội - thách thức. Vì: Phân tích môi trường nhằm xác định cơ hội - thách thức. Tham khảo: Mục 2.1.1. Môi trường bên ngoài và vai trò của môi trường bên ngoài (BG, tr.24).

Nguồn lực vô hình bao gồm:

danh tiếng/uy tín của doanh nghiệp. Vì: Danh tiếng/uy tín của doanh nghiệp mang tính chất vô hình. Tham khảo: Mục 3.2.1. Nguồn lực và năng lực (BG, tr.43).

Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững:

doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành trong một khoảng thời gian dài. Vì: Một doanh nghiệp được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bền vững là khi doanh nghiệp có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong khoảng thời gian dài. Tham khảo: Mục 3.2.3. Lợi thế cạnh tranh (BG, tr.47).

Lợi thế cạnh tranh là những gì doanh nghiệp đem lại cho khách hàng về:

giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh; hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến khách hàng chấp nhận thanh toán một mức giá cao hơn. Vì: Khi giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh doanh nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí; Còn khi doanh nghiệp cung cấp những lợi ích vượt trội (khác biệt) thì khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua sản phẩm/ dịch vụ. Tham khảo: Mục 3.2.3. Lợi thế cạnh tranh (BG, tr.47).

Tiêu chí xác định lợi thế cạnh tranh bền vững là có:

giá trị, khan hiếm, khó bắt chước, không thể thay thế. Vì: Lợi thế cạnh tranh sẽ đem lại các kết quả tài chính đối với doanh nghiệp; lợi thế cạnh tranh là khi chỉ doanh nghiệp có được và doanh nghiệp khác muốn tạo ra lợi thế giống và hơn lợi thế mà doanh nghiệp đang có là điều khó có thể xảy ra. Tham khảo: Mục 3.2.3. Lợi thế cạnh tranh (BG, tr.47).

Vai trò của tầm nhìn chiến lược là:

hướng con người tới một mục đích chung và thúc đẩy mọi người không ngừng làm việc để đạt được mục đích đó. Vì: Tầm nhìn chiến lược giúp chỉ ra một mục đích, phương hướng chung của toàn tổ chức và giúp cho mọi người trong tổ chức nhận thức được mục đích đó. Tham khảo: Mục 1.4.2. Tầm nhìn (BG, tr.15).

Trước nguy cơ đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp trong ngành thường:

hợp tác với nhau để ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn gia nhập. Vì: Trước nguy cơ đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp trong ngành thường hợp tác với nhau để ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn gia nhập bằng cách nâng cao rào cản gia nhập ngành. Tham khảo: Mục 2.3.4. Phân tích đe dọa từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (BG, tr. 34).

Doanh nghiệp sử dụng chiến lược phát triển thị trường khi:

khi doanh nghiệp có công suất nhàn rỗi

Lựa chọn lợi thế cạnh tranh là quyết định nằm trong chiến lược cấp:

kinh doanh. Vì: Lợi thé cạnh tranh là cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh. Chiến lược cấp kinh doanh sẽ hỗ trợ cho chiến lược cấp doanh nghiệp để đạt được chiến lược cấp doanh nghiệp. Tham khảo: Mục 1.4.1. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp (BG, tr.14).

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm:

môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Vì: Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường ngành. Tham khảo: Mục 2.1.2. Các cấp độ phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp (BG, tr.24).

Trong phân tích cạnh tranh, tập hợp các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cùng đáp ứng một loại nhu cầu được gọi là:

một ngành kinh doanh. Vì: Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống nhau cho khách hàng được xếp vào một ngành. Tham khảo: Mục 2.3. Phân tích môi trường ngành (BG, tr.30).

Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm:

nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Vì: Khi tiếp cận về nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ dựa vào những biểu hiện về mặt vật thể mà cần dựa cả ở khía cạnh phi vật thể. Tham khảo: Mục 3.2.1. Nguồn lực và năng lực (BG, tr.43).

Các lực lượng cạnh tranh trong mô hình của Porter không bao gồm:

nguồn lực thay thế chiến lược. Vì: Năm lực lượng cạnh tranh trong mô hình của Porter không bao gồm nguồn lực thay thế chiến lược. Tham khảo: Mục 2.3. Phân tích môi trường ngành (BG, tr.30).

Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp bao gồm:

nguồn lực vật chất, tài chính, công nghệ... Vì: Cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ... có thể nhìn thấy được và có thể định lượng được. Tham khảo: Mục 3.2.1. Nguồn lực và năng lực (BG, tr.43).

Nguồn lực của doanh nghiệp là:

những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì: Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: nguồn lực nhân sự, cơ sở vật chất, tài chính...; và đó cũng là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Tham khảo: Mục 3.2.1. Nguồn lực và năng lực (BG, tr.43).

Năng lực lõi của doanh nghiệp là:

năng lực tốt nhất so với các năng lực khác trong doanh nghiệp. Vì: Năng lực cốt lõi là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ doanh nghiệp. Tham khảo: Mục 3.2.2.1. Năng lực cốt lõi (BG, tr.44).

Việc duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, chống độc quyền, chống phá giá thuộc nhóm lực lượng:

pháp luật. Vì: Việc tạo ra môi trường bình đẳng trong kinh doanh là nhân tố thuộc môi trường pháp luật. Tham khảo: Mục 2.2.1. Môi trường chính trị (BG, tr.25).

Yêu cầu của sứ mệnh kinh doanh của doanh nghiệp là:2

phân bổ nguồn lực cho doanh nghiệp. Vì: Yêu cầu của sứ mạng kinh doanh là phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp. Sứ mạng kinh doanh tuyên bố thái độ và triển vọng của doanh nghiệp; Sứ mạng kinh doanh giải quyết những bất đồng; Sứ mạng kinh doanh định hướng khách hang là đặc trưng trong xây dựng sứ mạng kinh doanh. Tham khảo: Mục 1.4.3. Tuyên bố sứ mệnh (BG, tr.16).

Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp không bao gồm:

số lượng nhân sự. Vì: Số lượng nhân sự có thể định lượng được và đó là nguồn lực hữu hình. Tham khảo: Mục 3.2.1. Nguồn lực và năng lực (BG, tr.43).

Thể hiện lý do, ý nghĩa của sự ra đời, tồn tại và hoạt động của một tổ chức là nội dung của:

sứ mạng kinh doanh. Vì: Nêu rõ lý do và mục đích hoạt động của một tổ chức. Tham khảo: Mục 1.4.3. Tuyên bố sứ mệnh (BG, tr.16).

Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chức năng tổ chức là việc đánh giá về:

sự phù hợp của cơ cấu tổ chức với hệ thống mục tiêu và hệ thống chiến lược của doanh nghiệp. Vì: Việc đánh giá công tác tổ chức của một doanh nghiệp thường được ẩn dưới dạng câu hỏi? Phải chăng công tác tổ chức trong doanh nghiệp đã phù hợp với yêu cầu của chiến lược doanh nghiệp và chúng đủ sức để đảm bảo việc phân tích khả năng tổ chức tập trung vào: Chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận và chiến lược chức năng hỗ trợ của doanh nghiệp, có phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp không? có phù hợp và ăn khớp với nhau không? trả lời câu hỏi này sẽ đánh giá được khả năng tổ chức để hoạch định mục tiêu của doanh nghiệp. Tham khảo: Mục 3.3.2. Theo chức năng tổ chức (BG, tr.50).

Tính nhất quán của mục tiêu chiến lược thể hiện:

sự thống nhất giữa các mục tiêu chiến lược. Vì: Mục tiêu chiến lược dài hạn được phân bổ thành các mục tiêu ngắn hạn dễ đo lường và kiểm soát. Mục tiêu dài hạn được thực hiện trên cơ sở mục tiêu ngắn hạn được thực hiện. Tham khảo: Mục 1.4.5. Mục tiêu (BG, tr.16).

Vai trò của quản trị chiến lược trong doanh nghiệp là:

thiết lập các chiến lược hiệu quả hơn. Vì: Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng những công cụ, phương pháp tiếp cận logic, hiệu quả hơn. Tham khảo: Mục 1.1.2. Vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp (BG, tr.4).

Nhóm môi trường chính trị - pháp luật bao gồm tất cả các yếu tố dưới đây trừ:

thói quen tiêu dùng. Vì: Thói quen tiêu dùng thuộc môi trường văn hóa xã hội. Tham khảo: Mục 2.2.2. Môi trường kinh tế (BG, tr.26).

Khi xây dựng tầm nhìn chiến lược nhằm tạo nên sự tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cần chú ý đến:

thời gian và quy mô. Vì: Yêu cầu thứ hai trong xây dựng tầm nhìn chiến lược là: Tầm nhìn chiến lược cần phải có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực của doanh nghiệp có lưu ý đến qui mô và thời gian. Tham khảo: Mục 1.4.2. Tầm nhìn (BG, tr.15).

Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chức năng điều hành là việc đánh giá về các khía cạnh:

tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo, nghiên cứu và phát triển... Vì: Đánh giá công tác điều hành của một doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng doanh nghiệp ra quyết định trong các lĩnh vực về tài chính, khách hàng, nghiên cứu và phát triển... Tham khảo: Mục 3.3.3. Theo chức năng điều hành (BG, tr.52).

Nguyên tắc SMART trong quản trị mục tiêu chiến lược không bao gồm yêu cầu về:

tính linh hoạt. Vì: Nguyên tắc SMART trong xây dựng mục tiêu chiến lược. Tham khảo: Mục 1.4.5. Mục tiêu (BG, tr.16).

Chiến lược được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức.Quản trị chiến lược là một:

tập hợp các quyết định và hành động. Vì: Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá chiến lược được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. Tham khảo: Mục 1.2.1. Quan niệm về quản trị chiến lược (BG, tr.5).

Mức độ cạnh tranh trong một ngành kinh doanh tăng lên khi:

tốc độ tăng trưởng ngành giảm. Vì: Tốc độ tăng trưởng trong ngành giảm đồng nghĩa với nhu cầu giảm, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu tăng. Tham khảo: Mục 2.3.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại (BG, tr.31).

Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chức năng quản trị là việc tiến hành phân tích:

về các công tác hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát của doanh nghiệp. Vì: Chức năng quản trị thường bao gồm 4 chức năng chính hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm soát. Tham khảo: Mục 3.3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chức năng quản trị (BG, tr.48).

Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo nguồn lực và năng lực để nhằm:

xác định năng lực cốt lõi, năng lực vượt trội của doanh nghiệp. Vì: Mục đích của việc phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp theo nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp là nhận ra của doanh nghiệp. Tham khảo: Mục 3.3.1. theo chức năng hoạch định của doanh nghiệp (BG, tr.48).

Nội dung đầu tiên trong giai đoạn hoạch định chiến lược kinh doanh là:

xác định sứ mạng, mục tiêu và các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp. Vì: Sứ mạng, mục tiêu sẽ định hướng quá trình thực hiện chiến lược sau này. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp không phải là:

ý nghĩa, mục đích, lý do của sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì: Đây là khái niệm về tuyên bố sứ mạng. Tham khảo: Mục 1.4.5. Mục tiêu (BG, tr.16).

Chiến lược mà doanh nghiệp tiến hành bổ sung các sản phẩm và dịch vụ mới cho các khách hàng hiện tại của DN là chiến lược:

Đa dạng hóa hàng ngang

Khung đánh giá chiến lược bao gồm:

Đánh giá lại các vấn đề cơ bản của chiến lược, đo lường và so sánh kết quả, thực hiện các điều chỉnh

Chức năng hoạch định chiến lược không bao gồm các hoạt động nào dưới đây?

Đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo kế hoạch. Vì: Đảm bảo các hoạt động tuân thủ các kế hoạch là hoạt động trong giai đoạn thực thi chiến lược. Tham khảo: Mục 1.2.2.1. Giai đoạn hoạch định chiến lược (BG, tr.8).

Nội dung nào dưới đây không thuộc các yêu cầu của sứ mệnh kinh doanh?

Định hướng khách hàng. Vì: Định hướng khách hàng là vai trò của xây dựng bản tuyên bố về sứ mạng kinh doanh. Tham khảo: Mục 1.4.3. Tuyên bố sứ mệnh (BG, tr.16).

Năng lực cốt lõi cần phải thỏa mãn các tiêu chí:

ưu thế, khó bắt chước, độ bền, đáng giá, khó thay thế. Vì: Để nhận diện và tạo dựng năng lực cốt lõi, khi phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp cần xem xét và phân tích qua 5 đặc điểm cần có của một năng lực cốt lõi: ưu thế, khó bắt chước, đáng giá, độ bền, khó thay thế. Tham khảo: Mục 3.2.2.1. Năng lực cốt lõi (BG, tr.44).


Conjuntos de estudio relacionados

Mark Twain Information for the Huck Finn Test

View Set

Chapter Quiz: Health & Accident Insurance Regulation

View Set

Chapter 17 QUIZ - Human Resource Management

View Set

DRUGS AFFECTING THE FEMALE REPRODUCTIVE SYSTEM

View Set

Chapter 1,2,3- Chemistry (Completion)

View Set