Sởi

Ace your homework & exams now with Quizwiz!

Dấu Koplik cần được phân biệt với những dấu chứng nào?

- Dấu Fordyce - Dấu Forchheimer - Sang thương giả mạc do nấm

Loại MD nào xảy ra khi BN nhiễm virus sởi?

- MD dịch thể - MD tế bào

Đặc điểm dấu Forchheimer?

- Những chấm xuất huyết ở vòm khẩu cái - Thường gặp trong bệnh Rubella, sốt tinh hồng nhiệt và tăng đơn nhân nhiễm trùng - Hiếm nhưng cũng có thể gặp trong bệnh sởi ở giai đoạn tiền triệu và toàn phát.

Điều trị bệnh sởi bao gồm những gì?

- Thuốc kháng virus - Kháng sinh ngừa bội nhiễm - VitA

Nguồn lây bệnh của bệnh sởi?

Bệnh nhân sởi

Đặc điểm XQ phổi của bệnh sởi?

Dạng tổn thương mô kẽ với hình ảnh tăng sinh mạch máu 2 phế trường thường gặp trong bệnh sởi ở giai đoạn toàn phát.

Nhiễm virus sởi sẽ tạo ra MD như thế nào?

MD bền vững

Đặc điểm của viêm não cấp do bệnh sởi?

- 1/1000 - Lâm sàng: đột nhiên sốt cao trở lại khi bệnh bước vào giai đoạn hồi phục + hội chứng màng não + rối loạn tri giác cấp tính. - 15% diễn tiến nặng rất nhanh và tử vong trong vòng 24 giờ sau - 25% có di chứng thần kinh như liệt, chậm phát triển, động kinh và điếc.

Đặc điểm lâm sàng sởi thể nhẹ?

- BN đã có MD một phần với virus sởi - Ủ bệnh dài - Triệu chứng như sởi điển hình nhưng nhẹ hơn, kín đáo hơn - GĐ tiền triệu được rút ngắn hoặc không có - Sốt nhẹ, hoặc có khi không sốt - Ít thay đổi tổng trạng - Triệu chứng viêm long không rõ rệt. - Thường không có chấm koplik, nếu có thì số lượng ít và biến mất ngay trong ngày. - Ban sởi toàn thân nhưng thưa thớt, mờ và biến mất nhanh

Đặc điểm lâm sàng giai đoạn hồi phục của bệnh sởi thể điển hình?

- Ban lặn từ ngày 3th phát ban ~ ngày 6 của bệnh, mọc trước lặn trước - Ban lặn màu sậm hơn + biến mất khi ấn --> đỏ tía hơi nâu sậm, không mất khi đè + xuất huyết mao mạch nơi ban --> nâu sậm, nhạt dần + bong vảy trắng mịn --> Da về bình thường, không thâm - Ban lòng bàn tay không bong

Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn toàn phát của bệnh sởi thể điển hình?

- Ban sởi - Triệu chứng viêm kết mạc và chảy nước mũi có xu hướng giảm một phần so với giai đoạn tiền triệu. - Hai ngày đầu phát ban là giai đoạn nặng nhất của các triệu chứng toàn thân, các triệu chứng nặng hẳn lên. Sốt tăng cao đột ngột, có thể lên tới 40 0 C. Ho nhiều hơn, ho khan hoặc có đàm trắng. Tiêu chảy xuất tiết không xâm lấn, xuất hiện mới hoặc sẽ nặng nề hơn nếu tiêu chảy đã có trước ở giai đoạn tiền triệu, kèm ăn uống kém hẳn, đau rát miệng, không cảm giác ngon miệng. Tất cả các triệu chứng trên làm bệnh nhân rất mệt mỏi, rõ rệt nhất ở người lớn. - Khi ban mọc tới chân thì sốt giảm nhanh và các triệu chứng toàn thân nhanh chóng biến mất, hết đỏ mắt, hết chảy mũi, bệnh nhân cảm thấy khỏe hẳn mặc dù ho vẫn còn nhiều --> giai đoạn hồi phục. - Có thể nổi hạch cổ sau - Có thể sưng hạch mạch treo gây đau bụng. - Các tổn thương viêm đặc hiệu của sởi trên niêm mạc ruột thừa có thể làm tắc nghẽn hoặc hẹp lòng ruột thừa gây viêm ruột thừa cấp.

Đặc điểm của tình trạng viêm loét miệng hoại tử do bệnh sởi?

- Biến chứng rất nặng nề của viêm loét miệng - Rất ít gặp - Viêm loét hoại tử do bội nhiễm đa vi trùng chủ yếu vi khuẩn kị khí đặc biệt là Fusobacterium necrophorum - Thường sang thương bắt đầu từ vùng nướu răng hàm hoặc tiền hàm, sau đó lan rộng gây tổn thương mô và phá hủy xương lân cận, gây mất mô và mất xương vùng hàm mặt kèm theo mùi hôi thối rất đặc trưng. - Trẻ em suy dinh dưỡng nặng, vệ sinh răng miệng kém, nơi có điều kiện chăm sóc y tế kém, hoặc trẻ không được chăm sóc y tế.

Đặc điểm của viêm tai giữa do bệnh sởi?

- Biến chứng rất thường gặp ở trẻ em. - Viêm biểu mô vòi Eustach --> tắc nghẽn vòi --> vi trùng xâm nhập --> viêm tai giữa. - Giảm theo sự gia tăng lứa tuổi vì giảm nguy cơ tắc nghẽn vòi do gia tăng đường kính vòi Eustach theo lứa tuổi. - Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt hoặc sốt lại sau khi ban sởi lặn. - Trẻ lớn than đau tai, trẻ nhỏ quấy khóc, lắc đầu liên tục, kém ăn có thể kèm tiêu chảy toàn nước và chảy mủ tai. - Khám tai với đèn soi tai có bơm hơi: màng nhĩ sung huyết, mờ đục, phồng ra và kém di động, đôi khi thấy chảy mủ tai.

Đặc điểm của viêm não xơ cứng bán cấp do bệnh sởi?

- Biến chứng rất xấu với diễn tiến từ từ tới tử vong. - Bệnh thoái hóa tiến triển hệ TKTW xảy trễ khoảng 7-10 năm sau khi bị sởi hoặc sau chích ngừa sởi - Cơ chế bệnh sinh chưa rõ. - Lứa tuổi mắc sởi càng trẻ thì nguy cơ mắc càng cao, khoảng 50% có tiền sử bị sởi trước 2 tuổi. - Nguy cơ xuất hiện SSPE sau mắc sởi tự nhiên >12l so với tiêm vaccine - Đa số xuất hiện triệu chứng trước 20 tuổi. - Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn, có thể tử vong ở bất kỳ giai đoạn nào

Đặc điểm của dấu Fordyce?

- Bệnh Fordyce, hạt bã nhờn - Tuyến bã nhờn xuất hiện " không đúng chỗ" (không nằm trong nang lông) và tăng hoạt động khú trú ở da , niêm mạc vùng miệng (môi, má) và sinh dục (bìu dương vật, môi lớn môi nhỏ âm đạo). - Những hạt nhỏ khoảng 1mm, màu vàng nhạt, hoặc hồng nhạt không đau, trên nền da hoặc niêm bình thường, không đau, không ngứa - Tình trạng mãn tính, không gây khó chịu gì ngoài yếu tố thẩm mỹ.

Các bệnh lý miễn dịch có phát ban cần nghĩ tới để phân biệt với bệnh cảnh sởi?

- Bệnh Still: Sốt kéo dài, đau khớp và gan lách hạch to. Ban rải rác toàn thân, có màu hồng giống màu hồng thịt cá hồi rất đặc trưng. Bạch cầu tăng chủ yếu neutrophile nhưng không có vẻ mặt nhiễm trùng. - Lupus: Sốt phát ban ở nữ + kèm tổn thương đa cơ quan (huyết học, thận, khớp, rụng tóc...). Phát ban da thường gặp là dạng hồng ban cánh bướm nhạy cảm ánh sáng, hoặc hồng ban dạng đĩa rải rác toàn thân có thể kèm loét môi kéo dài.

Sởi là tình trạng bệnh lý như thế nào?

- Bệnh truyền nhiễm cấp tính - Gây dịch - Lây qua đường hô hấp - Do virus sởi gây ra. - Hay gặp ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng điển hình bằng sốt, viêm long hô hấp và có dấu Koplik đặc hiệu trước khi hồng ban dạng sởi xuất hiện. - Thường lành tính, tự khỏi, tuy nhiên có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi hoặc viêm não. - Phòng bệnh hiệu quả bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Giai đoạn lây bệnh ở bệnh nhân sởi?

- Có khả năng lây lan bệnh từ khoảng 1-2 ngày trước khi có triệu chứng (khoảng cuối giai đoạn ủ bệnh) tới khoảng 4 ngày sau khi ban xuất hiện. - Mạnh nhất là trong giai đoạn tiền triệu (thời điểm triệu chứng viêm long nặng nề nhất) và giảm nhanh khi ban xuất hiện.

Đặc điểm của viêm tiểu phế quản do bệnh sởi?

- Do bản thân virus sởi hoặc do bội nhiễm hoặc đồng nhiễm virus khác (thường là respiratory syncytial virus, adenovirus) - Trẻ dưới 2 tuổi - Lâm sàng: ho, khó thở đột ngột, nghe phổi có thể có ran ẩm, đôi khi có cả ran ngáy rải rác hai phế trường, đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc dãn phế quả và corticoid, triệu chứng nặng nề nhất vào khoảng ngày thứ 2 -3 từ khi xuất hiện ho và khó thở sau tự thuyên giảm dần trong vài ngày sau đó. - Có thể dẫn một biến chứng hiếm gặp là tình trạng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn và dãn phế quản hậu sởi --> tiếp tục ho, khò khè, khó thở nhanh, ran ẩm rải rác hai phổi kèm theo kém hoặc không đáp ứng với thuốc dãn phế quản và/hoặc corticoides --> kéo dài nhiều tháng nhiều năm và chưa có điều trị đặc hiệu.

Đặc điểm của viêm khí quản cấp do bệnh sởi?

- Do bội nhiễm vi trùng (Bacterial tracheitis) tụ cầu, phế cầu và Hemophilus influenza. - Thường xảy ra ở giai đoạn muộn (ở giai đoạn hồi phục) - Trên bệnh nhân bị viêm thanh khí quản do virus sởi ở giai đoạn toàn phát trước đó - Đột nhiên sốt cao hơn, vẻ mặt nhiễm độc, tổng trạng thay đổi; ho có đàm lẫn mủ, thường hay đi kèm viêm phổi và không đáp ứng với phác đồ điều trị viêm thanh khí phế quản thông thường (corticoid tĩnh mạch và khí dung epinephrine). - Đau vùng họng thanh quản, đau tăng khi ho làm bệnh nhân hạn chế ho. - Nguy cơ suy hô hấp rất nhanh do vi khuẩn gây viêm xuất tiết mủ, tạo giả mạc gây bít tắc hô hấp. - Chẩn đoán xác định bằng soi thanh quản.

Đặc điểm bệnh cảnh ban đỏ nhiễm khuẩn

- Do virus Parvovirus B19 - Cơn giảm nguyên hồng cầu và tán huyết mãn tính, hồng ban hoặc ban xuất huyết và viêm khớp . - Tản phát ở gia đình hay trường học, gặp ở trẻ em 5- 10 tuổi. - Khởi đầu hồng ban mọc ở mặt chủ yếu ở hai gò má giống như đỏ má do bị tát (slapped cheeks). Sau 48 giờ thì ban lan rộng ra tay chân, có rìa đỏ bao quanh làm ban có hình dạng như mạng lưới. - Tập trung chủ yếu ngoại biên. - Trong 10 ngày có thể xuất hiện ban lần hai trong 3-4 tuần, - Tự khỏi, không biến chứng, tuy nhiên triệu chứng mệt mỏi có thể còn kéo dài. - Không sốt hoặc sốt rất nhẹ, không viêm long, không ảnh hưởng đến toàn trạng rõ rệt

Ban sởi có đặc điểm như thế nào?

- Dạng hồng ban dát, sẩn, đường kính khoảng 3-6mm, không ngứa, xu hướng kết hợp với nhau nhưng vẫn có những khoảng da hoàn toàn bình thường xen vào. - Bề mặt sờ mịn như nhung. - Xuất hiện theo thứ tự không gian và thời gian. - Ban mọc từ đầu mặt xuống chân trong vòng khoảng 3 ngày theo thứ tự + Ngày 1 bắt đầu ở đầu - cổ (sau tai, chân tóc lan qua da đầu-mặt rồi tới cổ) + Ngày 2 ban lan xuống ngực và tay + Ngày 3 lan tới bụng thắt lưng và chân. - Ban đã mọc hết ở chân thì ban vùng mặt bắt đầu xậm màu và ban lặn dần cũng theo trình tự như trên (mọc trước thì lặn trước). - Mọc cả trên da đầu, lòng bàn tay và lòng bàn chân. - Mọc dày hơn ở nơi xuất hiện trước - Mật độ càng dày thì bệnh càng nặng

Đặc điểm của viêm thanh khí phế quản cấp do bệnh sởi?

- Giai đoạn toàn phát (do virus sởi) - Tự khỏi mà không phải can thiệp giúp thở bằng xâm lấn. - Nếu xảy ra ở giai đoạn trễ --> nặng nề hơn với tỉ lệ giúp thở xâm lấn cao hơn hẳn. - 9%-32% trẻ em mắc sởi, đa số trẻ dưới 2 tuổi. - Tuổi càng nhỏ bệnh càng nặng. - Lâm sàng: ho, khóc khàn tiếng, có tiếng rít thanh quản, ho ông ổng giống tiếng chó sủa. Nặng hơn trẻ có thể xuất hiện khó thở thanh quản cấp với co rút cơ hô hấp phụ phía trên hõm ức, đôi khi phải đặt nội khí quản giúp thở.

Đặc điểm kết quả CTM của bệnh sởi?

- Giảm bạch cầu - Giảm lympho rõ rệt --> tăng tương đối tế bào neutro --> đặc điểm đáng lưu ý hay gặp t - Tiểu cầu giảm nhẹ - Tăng bạch cầu --> luôn phải nghĩ tới tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.

Đặc điểm bệnh cảnh sốt thương hàn?

- Hồng ban dát nhạt màu, kích thước 2- 4 mm như cánh bèo tấm chủ yếu ở ngực bụng, không ngứa, mọc thưa rải rác, hết sau vài ngày; Vào cuối tuần thứ nhất, đầu tuần thứ 2 của bệnh. - Sốt với vẻ mặt thờ ơ, chậm chạp. - Thường có rối loạn tiêu hóa. Bụng chướng hơi ở hố chậu phải, khi ấn hố chậu phải cảm nhận được sự di chuyển dịch và hơi của quai ruột chướng (dấu lạo xạo hố chấu phải) - Lách to ít gặp nhưng là dấu hiệu giúp gợi ý thương hàn.

Chẩn đoán huyết thanh bệnh sởi?

- IgM: ngày thứ 3 tính từ lúc ban xuất hiện, đạt hiệu giá tối đa sau 2-4 tuần và tồn tại khoảng 1-2 tháng. - IgG: ngày 10 sau khi ban xuất hiện và tồn tại nhiều năm.

Đặc điểm của viêm não sơ cứng bán cấp giai đoạn 2 do bệnh sởi?

- Kéo dài 3-12 tháng - Các biểu hiện sa sút trí tuệ rõ rệt hơn + rung giật nhóm cơ bất thường (myoclonus) kéo dài khoảng 5-10 giây + các bất thường về cảm giác và thần kinh vận động

Đặc điểm của viêm não sơ cứng bán cấp giai đoạn 1 do bệnh sởi?

- Kéo dài vài tháng tới vài năm - Các triệu chứng không rõ rệt,đầu tiên là thay đổi tính tình, học hành sa sút, có một số biểu hiện tâm lý bất thường

Mối liên hệ giữa sởi và cơ địa SGMD?

- Nguy cơ sởi diễn tiến nặng + tử vong cao trên cơ địa SGMD - Bệnh cảnh không điển hình, có thể không có phát ban và không có dấu Koplik. - Biểu hiện thường gặp: viêm phổi Hetch và bệnh lý não thể vùi do sởi - Diễn tiến HIV nặng nề hơn nếu kèm sởi

Đặc điểm của viêm nhu mô phổi do bệnh sởi?

- Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong bệnh sởi. - Hơn 50% liên quan đến tình trạng bội nhiễm vi trùng. - Có tất cả các dạng: viêm mô kẽ, phế quản phế viêm (viêm phổi đốm) hoặc viêm phổi thùy có thể bị tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn - Cần phải được nghĩ tới khi trẻ có biểu hiện tổn thương phổi mới xuất hiện hoặc nặng hơn khi sởi vào giai đoạn hồi phục kèm theo sốt vẫn còn.

Đặc điểm bệnh cảnh tăng đơn nhân nhiễm trùng?

- Nhiễm EBV - Lâm sàng: Viêm họng giả mạc, nổi hạch ngoại vi, gan- lách to, sốt cao kéo dài trên 5 ngày. - Phát ban dạng sởi: 5% ttrong đó 90% liên quan tới việc dùng thuốc nhóm ampicillin. - Công thức máu: + Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân Tăng số lượng tế bào lympho (>4.500 lympho) Tỉ lệ lympho chiếm ưu thế trên 60-70% Hiện diện tế bào lympho không điển hình (tế bào lympho không điển hình chiếm tỉ lệ trên 10% bạch cầu) trên phết máu ngoại biên. + Giảm tiểu cầu vừa phải (100.000-150.000) - Chẩn đoán xác định: PCR hoặc/và huyết thanh chẩn đoán EBV.

Đặc điểm bệnh cảnh nhiễm Leptospira?

- Phát ban dạng dát hồng ban, sẩn hồng ban, mề đay hoặc ban dạng chấm xuất huyết dưới da vào cuối giai đoạn nhiễm trùng huyết hoặc đầu giai đoạn miễn dịch (khoảng cuối tuần đầu của bệnh), ban rải rác toàn thân, tập trung nhiều ở hai chân, ban tồn tại vài ngày và biến mất không để lại dấu vết. - XN: hạ tiểu cầu, men gan tăng vừa phải, suy thận và hạ kali máu. - Dấu hiệu gợi ý quan trọng: yếu tố nghề nghiệp liên quan, đau cơ và suy thận. - Chẩn đoán xác định bằng thử nghiệm huyết thanh MAT

Đặc điểm tình trạng phát ban trong bệnh cảnh nhiễm Ricketsia sp.?

- Phát ban xuất hiện vào tuần thứ nhất dưới dạng hồng ban dát sẩn, không đau, không ngứa, xuất hiện lúc đầu ở ngực, bụng rồi lan ra chân, tay, có khi ban mọc rải rác toàn thân không theo thứ tự, ít khi thấy ở lòng bàn tay, bàn chân, sau 4-5 ngày mờ dần rồi biến mất không để lại dấu vết. - Một số có ban mờ, thưa và chỉ tồn tại thoáng qua. - Đôi khi có dấu xuất huyết: chấm xuất huyết ở da, xuất huyết kết mạc, chảy máu cam (trong sốt ve mò tiều cầu thường giảm)

Cách phòng bệnh sởi?

- Phòng không đặc hiệu + Phát hiện bệnh nhân sớm ở giai đoạn viêm long để cách ly kịp tránh lây lan ra cộng đồng và điều trị theo dõi để tránh các biến chứng nặng. + Tiêm Ig khi phơi nhiễm - Phòng đặc hiệu: + Vaccine sởi + Vaccin phòng ngừa sau phơi nhiễm

Bệnh cảnh sởi cần được phân biệt với những bệnh lý nào?

- Rubella - Ban đỏ nhiễm khuẩn - Nhiễm virus đường ruột - Bệnh tăng đơn nhân nhiễm trùng - Nhiễm virus Dengue - Sơ nhiễm HIV - Sốt tinh hồng nhiêt - Bệnh lý nhiễm vi khuẩn: nhiễm trùng do Rickettsia sp, Mycoplasma, trong bệnh thương hàn, nhiễm leptospira, nhiễm toxoplasma và giang mai. - Bệnh Kawashaki - Bệnh lý MD - Bệnh lý ác tính như lymphoma - Phát ban dạng sởi do dị ứng thuốc

Đặc điểm của sởi ác tính

- Rất hiếm gặp - Chủ yếu trẻ em - Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong. - Khởi phát sốt cao đột ngột trên 40 độ + rối loạn tri giác + rối loạn đông máu đôi khi chảy máu tiêu hóa hoặc niêm mạc mũi họng không kiểm soát được, suy hô hấp cấp - Ban sởi kèm xuất huyết nổi dày đặc khắp người = sởi đen ở lòng bàn tay và bàn chân. - Tiên lượng đa số tử vong với nguyên nhân chủ yếu do đông máu nội mạch lan tỏa.

Đặc điểm nấm miệng?

- Sang thương giả mạc do nấm miệng là những mảng giả mạc dày, màu trắng kem rải rác ở lưỡi (chấm Koplik thường không gặp ở lưỡi) và niêm mạc má, hay kèm theo viêm khóe môi - Có xu hướng lan rộng ra cả amidan, khẩn cái và thành sau họng - Diễn tiến thường mãn tính tái phát có thể đi kèm nấm thực quản, tiêu hóa

Diễn tiến lâm sàng của dấu Koplik?

- Sau khi có triệu chứng viêm long khoảng 1-2 ngày (trước khi phát ban khoảng 2 ngày) - Số lượng tăng lên nhanh chóng và lan rộng ra vào ngày hôm sau, đạt được số lượng tối đa vào cuối giai đoạn viêm long - Gây cảm giác đau rát vùng miệng và hay đi kèm viêm nướu răng làm bệnh nhân ăn uống kém, giảm cảm giác ngon miệng. - Biến mất nhanh chóng trong vòng 72 giờ và thường biến mất một ngày sau khi phát ban.

Nhóm bệnh nhân dễ bị biến chứng trong bệnh sởi?

- Suy giảm miễn dịch - Phụ nữ mang thai - Thiếu vitamin A hoặc suy dinh dưỡng nặng - Trẻ dưới 5 tuổi (đặc biệt dưới 1 tuổi) hoặc người lớn trên 20 tuổi

Đặc điểm bệnh cảnh nhiễm Rubella?

- Sốt 3 ngày - Tổng trạng không thay đổi - Triệu chứng viêm long thường không có hoặc rất nhẹ - Hay kèm đau khớp thoáng qua (hay gặp ở người lớn). - Hạch sau tai: 80% - Chấm xuất huyết khẩu cái cứng (dấu Forchheimer) 20% - Giảm tiểu cầu giảm vừa phải gặp trong 1/3 trường hợp - Nguy hiểm với thai kỳ --> PNMT + phát ban --> huyết thanh chẩn đoán Rubella để loại trừ nhiễm Rubella cấp

Đặc điểm bệnh cảnh nhiễm ECHO 16?

- Sốt phát ban gây dịch (gọi là phát ban Boston) - Sốt trong 24 - 36 giờ - Họng hơi đỏ - Hết sốt thì nổi ban dát sẩn nhỏ 1-2mm ở mặt, cổ, khắp người, sau vài ngày lặn hết không để lại dấu vết, phát ban thường đi kèm viêm màng não nước trong tự giới hạn.

TCLS ở giai đoạn khởi phát bệnh sởi thể điển hình

- Sốt đột ngột 39 - 40 0 C, rất ít khi sốt nhẹ - Viêm long (viêm + xuất tiết) là dấu hiệu rất hay thường gặp ở niêm mạc mắt và niêm mạc hô hấp. - Tiêu chảy = viêm long tiêu hóa - Dấu Koplik - Vài hồng ban dát sẩn rải rác ở mặt hoặc thân mình nhưng với số lượng rất ít và không theo thứ tự gì.

Đặc điểm của tình trạng viêm hạch mạch treo do bệnh sởi?

- Sởi lành tính, tự hết. - Bệnh cảnh lâm sàng của viêm hạch mạc treo thường tương tự viêm ruột thừa.

Tổn thương GPB điển hình, đặc trưng của bệnh sởi?

- Sự hiện diện các tế bào đa nhân khổng lồ (tế bào Hecht) - Tế bào Hecht = hợp bào chứa các thể vùi (có virus bên trong) trong nhân và trong nguyên sinh chất - Được tìm thấy tổ chức lympho, biểu mô niêm mạc hô hấp và tiêu hóa

Đặc điểm của bệnh sởi ở người lớn?

- Thường nặng hơn ở trẻ em. - Các triệu chứng rầm rộ hơn - Tỉ lệ biến chứng nhiều hơn - Thay đổi tổng trạng rõ rệt hơn (suy nhược mệt mỏi rất hay gặp ở người lớn) - Mọc ban dày hơn - Biểu hiện viêm long hô hấp, tiêu hóa nặng nề hơn. - 1/3 trường hợp bị bội nhiễm vi trùng đường hô hấp với biểu hiện viêm phổi, viêm tai giữa, viêm mũi-xoang, khoảng 1/3 trường hợp có biểu hiện viêm gan.

Đặc điểm phát ban trong bệnh cảnh dị ứng thuốc?

- Thường được gọi là phát ban dạng sởi hoặc dạng rubella do thuốc vì tính chất và phân bố của ban gần giống nhất với ban trong hai bệnh lý nhiễm siêu vi này. - Là biểu hiện dị ứng ngoài da hay gặp nhất trong dị ứng thuốc. - Do phản ứng quá mẫn muộn qua trung gian miễn dịch tế bào (qua lympho T) --> xảy ra khoảng 1 tuần sau khi sử dụng thuốc. - Ban dạng hồng ban dát, sẩn nổi đồng loạt không theo thứ tự nhất định, tập trung chủ yếu thân mình và gốc chi, phân bố đối xứng, thường không xuất hiện ở các vị trí như vùng da đầu có tóc, lòng bàn tay và lòng bàn chân (trừ trường hợp dị ứng nặng nề ban có thể có ở mặt, lòng bàn tay bàn chân, trong trường hợp này ban nổi dày toàn thân, kèm tổn thương niêm mạc hoặc bóng nước..). - Cận lâm sàng: tăng các protein của phản ứng viêm, tăng bạch cầu ái toan --> nặng: tăng bạch cầu với tỉ lệ đa nhân trung tính tăng ưu thế; Men gan có thể tăng.

Các biến chứng tới hệ tiêu hóa của bệnh sởi?

- Tiêu chảy cấp - Viêm niêm mạc miệng - Loét miệng - Viêm loét miệng hoại tử - Tổn thương niêm mạc ruột thừa - Viêm hạch mạch treo

Đặc điểm bệnh cảnh nhiễm virus Dengue?

- Triệu chứng viêm long không rõ rệt như sởi. - Ngoại ban da rất thường gặp, 50%-82% t - Da niêm sung huyết do hiện tượng dãn mạch ngoài da xuất hiện thoáng qua trong 1-2 ngày đầu của bệnh, chủ yếu ở mặt, kết mạc và ở ngực, cổ biểu hiện da ửng đỏ giống như vừa đi ngoài nắng về. - Đợt phát ban thứ 2 --> hồng ban dát sẩn dạng sởi hoặc dạng tinh hồng nhiệt, hường bắt đầu ở mu bàn tay, mu bàn chân rồi lan hướng lên cẳng tay, cẳng chân, có thể ngứa (16%), lòng bàn tay bàn chân thường ửng đỏ mà không có ban xuất huyết, ban tồn tại vài ngày rồi biến mất không để lại dấu vết. - Một số hồng ban có thể hòa lẫn với nhau --> đỏ cả một vùng da, có chấm xuất huyết phía trên ~ mai mực khô - Trên nền ban đỏ có những vùng da hoàn toàn bình thường hoặc giảm sắc tố nhẹ, bờ rõ, hình tròn đường kính khoảng 0.5-2 cm tạo ra hình ảnh " hòn đảo trắng" xuất hiện trên biển đỏ hay hình ảnh mặt trăng trên nền trời đỏ

Đặc điểm bệnh cảnh lymphoma?

- Triệu chứng đầu tiên nổi hạch với tính chất hạch mới xuất hiện và tăng kích thước nhanh chóng, thường không đau, vị trí hay gặp ở cổ, nách, bẹn hoặc ở trung thất ổ bụng --> chèn ép mô lân cận gây triệu chứng hô hấp, rối loạn tiêu hóa, phù. - Sốt không rõ nguyên nhân, sụt cân, đổ mồ hôi về đêm, mệt mỏi, thiếu máu. - Hồng ban dạng dát, màu đỏ sậm, bờ không đều, có xu hướng khô và bong vảy cho hình ảnh rất giống sang thương chàm hoặc vẩy nến, thường gặp nhất ở thân mình và mông, có thể không tiến triển hoặc có thể lan rộng thêm, có thể tự biến mất hoặc tồn tại kéo dài. - Tăng LDH trong máu là dấu hiệu gợi ý - Sinh thiết hạch giúp chẩn đoán xác định

Đặc điểm bệnh cảnh sốt tinh hồng nhiệt?

- Trẻ em - Do vi khuẩn liên cầu tan huyết beta gây ra - Lâm sàng: sốt cao, viêm họng giả mạc, nổi hạch cổ, lưỡi dâu tây, phát ban dạng tinh hồng nhiệt với hai má ửng đỏ và viền tái quanh môi. - Phát ban dạng tinh hồng nhiệt là những chấm li ti nổi gờ và mọc dày đặc trên khắp bề mặt da, da ửng đỏ dạng bỏng nắng, sờ vào thô ráp như giấy nhám, ban dày tập trung dày đặc tại các nếp gấp (cổ, khuỷu, bẹn) làm ban sậm màu hơn ở những vùng này (dấu Pastia ở nếp khuỷu tay). - Ban khởi phát tại các nếp gấp gốc chi (cổ, ngực-nách, bẹn) rồi lan rộng ra toàn thân.

Sởi thể nhẹ hay gặp ở các đối tượng nào?

- Trẻ em dưới 12 tháng tuổi sinh ra từ mẹ đã có kháng thể chống sởi. - Đối tượng phơi nhiễm sởi đã được chích Globulin miễn dịch (miễn dịch thụ động). - Đã chích ngừa sởi, hoặc đã từng mắc sởi nhưng chưa đạt được miễn dịch bảo vệ hoàn toàn.

Đặc điểm bệnh cảnh nhiễm Mycoplasma pneumoniae?

- Tác nhân gây quan trọng gây viêm phổi không điển hình và - 25% có biểu hiện phát ban. - Dạng ban thường gặp nhất là hồng ban đa dạng, hoặc nặng nề hơn là hội chứng Steven Johnson. - Ngoài ra có thể có hồng ban nút, mày đay và mụn nước. - Thiếu máu tán huyết, viêm não, viêm tủy sống, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm đa khớp, viêm gan, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. - Huyết thanh chẩn đoán giúp xác định bệnh. - Điều trị bằng kháng sinh nhóm cycline (doxycycline) hoặc macrolide (erythromycin).

Đặc điểm của viêm não tủy lan tỏa cấp tính do bệnh sởi?

- Tình trạng thoái hóa myelin xảy trong giai đoạn hồi phục của sởi (trong vòng hai tuần từ lúc phát ban) - Còn được gọi viêm não tủy hậu sởi hay viêm não tủy sau chủng ngừa. - Do nguyên nhân tự miễn, virus sởi rất hiếm được phân lập trên nhóm bệnh nhân này. - Lâm sàng: sốt cao trở lại + viêm não màng não vô trùng + biểu hiện của viêm tủy (liệt chi, giảm cảm giác, rối loạn cơ vòng và đau lưng) - 10-20% tử vong có liên quan đến viêm não tủy lan tỏa cấp tính. - Thường để lại di chứng động kinh, chậm phát triển tâm thần, rối loạn nhân cách.

Đặc điểm của viêm não sơ cứng bán cấp giai đoạn 3 và 4 do bệnh sởi?

- Tình trạng thoái hóa thần kinh nặng nề hơn: sa sút trí tuệ trầm trọng, tay chân liệt mềm hoặc tăng trương lực cơ kiểu mất vỏ - Xuất hiện các biểu hiện của rối loạn thần kinh tự chủ. - Triệu chứng rung giật cơ biến mất rồi bệnh diễn tiến tới giai đoạn cuối (giai đoạn 4) với triệu chứng mất não, sống thực vật và tử vong.

Đặc điểm giai đoạn ủ bệnh của sởi thể điển hình?

- Tính từ lúc siêu vi thâm nhập tới khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. - Khoảng 10 - 14 ngày. - Trẻ sơ sinh có thể kéo dài khoảng 14 - 15 ngày. Người lớn có xu hướng ủ bệnh lâu hơn trẻ em. - Những cá thể không có miễn dịch trước đó với bệnh sởi, sau khi phơi nhiễm với virus sởi thì hầu như tất cả sẽ có biểu hiện triệu chứng.

Các biến chứng tại mắt do bệnh sởi?

- Viêm kết mạc: hầu hết tất cả bệnh nhân trong giai đoạn viêm long. - Viêm củng mạc: 57%, trên cơ địa không bị suy dinh dưỡng các sang thương này sẽ lành không để lại di chứng sau khoảng 4-5 ngày; nếu có bội nhiễm vi trùng --> sẹo vĩnh viễn và mù lòa. - Sởi/cơ địa thiếu vitamin A --> nguyên nhân mù lòa hàng đầu trên trẻ em tại các nước chậm phát triển do tổn thương giác mạc + biến chứng viêm não

Đặc điểm tình trạng viêm long trong bệnh sởi giai đoạn khởi phát?

- Viêm long niêm mạc hô hấp bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan hoặc ho đàm. - Viêm kết mạc mắt biểu hiện bởi dấu hiệu mắt đỏ, chảy nước mắt, mi mắt sưng lên và đổ ghèn. - Được xác định khi bệnh nhân có hai trong 3 triệu chứng: Ho (Cough), chảy mũi (Coryza) và viêm kết mạc (Conjuntivitis) trong đó triệu chứng ho hầu như luôn hằng định và thường kéo qua giai đoạn hồi phục. - Triệu chứng viêm kết mạc có thể phát hiện sớm = đường viêm kết mạc (đường Stimson), rất sắc nét và rõ rệt, nằm dọc theo rìa mí mắt --> biến mất khi toàn bộ kết mạc bị viêm. - Triệu chứng viêm kết mạc và chảy mũi sẽ biết mất nhanh chóng ngay khi hết sốt. - Trẻ SDD + thiếu vitamin A --> tình viêm kết mạc nặng nề hơn và hay đi kèm biến chứng viêm củng - giác mạc --> sẹo giác mạc --> giảm thị lực vĩnh viễn

Đặc điểm của tình trạng viêm niêm mạc miệng do bệnh sởi?

- Viêm niêm mạc miệng không loét rất hay gặp trong giai đoạn toàn phát của bệnh - Cảm giác đau miệng, giảm cảm giác vị giác, niêm mạc miệng viêm đỏ xuất tiết - Biến mất nhanh chóng khi hết sốt

Biến chứng lên hệ thần kinh của bệnh sởi?

- Viêm não cấp - Viêm não tủy lan tỏa cấp tính - Viêm não xơ cứng bán cấp

Đặc điểm của viêm phổi Hetch do bệnh sởi?

- Viêm phổi tế bào khổng lồ - Tự giới hạn ở người bình thường. - Ở đối tượng suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, viêm phổi Hetch gặp nhiều hơn --> tình trạng viêm phổi tiến triển nặng nề với biểu hiện lâm sàng suy hô hấp nhanh chóng trong giai đoạn sớm của bệnh - Tỉ lệ tử vong cao. - Xảy ra trong giai đoạn bệnh sởi đang tiến triển.

Nhóm biến chứng đường hô hấp do bệnh sởi

- Viêm tai giữa - Viêm thanh khí phế quản cấp - Viêm khí quản - Viêm tiểu phế quản - Viêm nhu mô phổi - Viêm phổi Hetch

Đặc điểm của tình trạng tiêu chảy cấp do bệnh sởi?

- Xảy ra trong giai đoạn sớm, ngay trước phát ban hoặc trong giai đoạn toàn phát - Hay gặp - Lành tính, nhanh chóng thuyên giảm và hết trong giai đoạn hồi phục - Nếu có bội nhiễm vi trùng hoặc nhiễm thêm virus khác --> tiêu chảy nặng nề hơn và kéo dài hơn.

Đặc điểm của tình trạng loét miệng do bệnh sởi?

- Đơn thuần xảy ra trên cơ địa người bình thường bị sởi, không phải là hiếm gặp - Viêm loét niêm mạc-nướu răng dưới dạng những vết loét tròn nhỏ phủ giả mạc trắng phía trên xuất hiện ở niêm mạc miệng, nướu răng, kèm đau rát, gây nuốt đau, ăn uống kém và gây rất khó chịu cho bệnh nhân sởi - Hồi phục cùng với bệnh sởi

Dấu Koplik là gì?

- Đặc trưng cho bệnh sởi - Những chấm trắng nhỏ khoảng 1mm nằm rải rác trên nền viêm đỏ (xung quanh chấm trắng) ở niêm mạc má - Bắt nguồn từ tuyến dưới niêm mạc, tổn thương viêm xuất tiết với sự tăng sinh tế bào nội mô - Không chỉ xuất hiện ở niêm mạc má đối diện răng hàm 2 --> nghi ngờ sởi thì bất kỳ sang thương chấm trắng giống koplik xuất hiện trong niêm mạc khoang miệng cũng nên được coi là chấm Koplik

Mối liên hệ giữa sởi và thai kỳ?

Không gây dị tật thai nhi. - Tăng nguy cơ sẩy thai và sanh non. - Tỉ lệ biến chứng viêm phổi cao hơn - Không nhất thiết chắc chắn đã lây bệnh cho con trong quá trình chuyển dạ. - Sởi bẩm sinh: trẻ bị sởi trong vòng 10 ngày sau sanh và sởi mắc phải sau sinh: trẻ bị sởi sau 10 ngày -30 ngày sau sinh có biểu hiện lâm sàng từ trung bình tới nặng --> nên tiêm Ig

TCLS trong bệnh cảnh Kawashaki?

My HEART - My = Mucosal: thay đổi niêm mạc (miệng lưỡi) --> viêm lan tỏa niêm mạc miệng má lưỡi không loét. Lưỡi dâu tây, môi đỏ khô nứt - H = Hand & foot: biến đổi đầu chi, xuất hiện 2-5 ngày sau sốt. Phù cứng lan tỏa từ cổ tay, cổ chân trở xuống. - E = Eye: Viêm kết mạc khô, hai bên, tự biến mất khi hết sốt .Đây là dấu hiệu quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với sởi và các bệnh lý kết mạc khác. - A = Adenopathy : vài ngày đầu sau sốt, >1.5cm, thường một bên, không tạo mủ, biến mất nhanh (dễ chẩn đoán lầm quai bị) - R = Rash : Ban da đa dạng (dạng sởi, tinh hồng nhiệt, hình bia bắn..) không ngứa, không bong vảy. Ban thường không cố định, hết nơi này nhưng lại mọc nơi khác, không theo thứ tự, thường xuất hiện trong giai đoạn cấp (đang sốt cao) - T = Temperature: sốt cao > 39 độ, không/kém đáp ứng với hạ sốt.


Related study sets

Astronomy HW/Practice Exam Questions Unit 3

View Set

Factors that Influence Voter Behavior

View Set

Med Surg 1 Chapter 44 Harrison College 2017

View Set